Biện pháp an toàn khi vận hành cẩu tháp
1.
Yêu cầu chung đối với người vận hành, người xi nhan cả trong và ngoài
phạm vi công trường.
Trước khi
cẩu tháp đưa vào hoạt động, điều tiên quyết là cẩu tháp phải được kiểm
định bởi một bên thứ ba trước khi đưa vào sử dụng
vận hành đối với cần trục tháp mới lắp đặt, và phải kiểm tra bảo dưỡng đối với
cần trục tháp dừng hoạt động lâu
ngày (nhưng nó vẫn đảm bảo vẫn còn thời hạn kiểm định). Và sau đây là
một số yêu cầu đối với người vận hành và người xi nhan cẩu:
-
Người vận hành phải đủ tuổi lao động theo qui định
và phải có sức khỏe tốt.
-
Người vận hành và người xi nhan
cẩu phải được đào tạo về chuyên môn “Bằng nghề” và được huấn luyện về an toàn
lao động. Có chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động (nhóm 3) và quyết định phân
công làm việc của BCH công trình.
-
Phải có người xi nhan khi nâng chuyển thiệt bị, vật
tư, người này phải được học các
tín hiệu xi nhan cơ bản cùng các thiết bị phụ trợ
(bộ đàm thông tin liên lạc) .
-
Người xi nhan phải biết: Trọng
tải mà cần trục được phép nâng, trọng tải của cần trục tương ứng với tầm với,
chọn cáp, xích buộc phù hợp với trọng lượng và kích thước của tải; Xách định
chất lượng cáp, xích, móc tải ; Cách buộc và treo tải lên móc; Quy định tín
hiệu trao đổi với người điều khiển thiết bị nâng khi phải kiêm nghiệm vai trò
tín hiệu viên; Ước tính trọng lượng của tải; Vùng nguy hiểm của thiết bị nâng.
Đặc biệt tuyệt đối phải quan sát thông báo cho người vận hành cẩu tháp không
được đưa vị trí xe con ra khỏi phạm vi công trường khi đang nâng hạ vật tư.
-
Phải tuyệt đối tuân thủ qui định
về lắp dựng, tháo dỡ, vận hành, nội qui an toàn chung về cần trục tháp.
-
Người vận hành phải tuân thủ mọi
tín hiệu của người phụ xi nhan, không tuân thủ bất cứ tín hiệu của bất kỳ người
nào khác trừ tín hiệu “STOP”.
-
Trong trường hợp sửa chữa, người
vận hành chỉ nghe theo lệnh của tổ trưởng lắp dựng sửa chữa.
-
Trước khi điều khiển phải kiểm
tra các thiết bị an toàn như: Cơ cấu điều khiển, phanh hãm,… khi đảm bảo tất cả
an toàn mới được vận hành tiếp.
-
Trong quá trình sửa chữa phải
ngắt toàn bộ hệ thống điện của cần trục tháp khỏi nguồn.
-
Phải thao tác cẩn trọng khi sử
dụng cần trục tháp, chú ý tới thuộc tính của vật nâng để đảm bảo thăng bằng khi
di chuyển và đặt vật tải.
-
Người điều khiển không được phép rời khỏi vị trí
khi cần trục đang hoạt động.
-
Tuyệt đối không được nâng quá tải
trọng cho phép của thiết bị, không nâng vật khi chưa xác định rõ trọng lượng
của nó và không cẩu nâng hạ vật tư, hàng hóa ra khỏi phạm vi công trường.
-
Chú ý đến người xung quanh khi
vận hành thiết bị, báo cho mọi người giữ khoảng cách an toàn để tránh xảy ra
những tai nạn đáng tiếc.
-
Không bảo dưỡng hay tu chỉnh thiết bị khi đang
trong quá trình làm việc.
-
Kiểm tra cần trục thường xuyên để
phát hiện những vấn đề và đưa ra các phương án khắc phục nhanh nhất.
-
Người vận hành cũng như người xi
nhan phải phối hợp nhuần nhuyễn. Đặc biệt phải chú ý những đồ vật có bề mặt cản
gió lớn hơn 1m2/tấn thì phải tính thêm tải trọng của gió.
-
Sau ca làm việc, người vận hành
phải ghi “Nhật ký vận hành cần trục tháp” rõ ràng về thời gian, thời tiết cũng
như đối với sự cố, trục trặc lớn nhỏ trong ca làm việc của mình.
2. Các nguyên tắc khi vận hành cần trục tháp.
a. Yêu cầu trước ca làm việc.
Trước khi
vận hành cần trục tháp, người vận hành phải xem xét các yếu tố sau:
-
Kiểm tra: Các bộ phận thân tháp,
cần, cabin, đỉnh tháp,… phải có đủ chốt, ắc bulong liên kết và xiết chặt, sàn
hành lang, cầu thang phải đủ lan can và chắc chắn.
-
Kiểm tra cáp tới chính, cáp và xe con có được luồn
và quấn trên tang đúng không.
-
Kiểm tra tình trạng ổn trọng, đối trọng và các
bulong neo.
-
Kiểm tra xem có vật gì trên sàn có thể rơi xuống
khi quay cần hay có gió lớn không.
-
Kiểm tra xem mức dầu trong hộp
giảm tốc và các điểm bôi trơn phải đủ dầu mỡ đảm bảo chất lượng.
-
Kiểm tra móc cẩu, ổ móc, tình trạng cáp, xích buộc
tải.
-
Kiểm tra tình trạng hệ thống
điện, aptomat, bảng tủ điện, cáp điện, nối đất…và điện áp phải đủ 380V hoặc theo
đúng qui định của nhà sản xuất.
-
Kiểm tra hoạt động không tải của
các cơ cấu, thử thắng và công tắc giới hạn, đèn chiếu sáng, chuông báo hiệu
v.v…
-
Nếu phát hiện các hư hỏng tìm
cách khắc phục ngay, nếu không khắc phục phải báo cho người khác có trách nhiệm
biết và có biện pháp xử lý.
-
Phải kiểm tra nhật ký vận hành,
xác nhận tình trạng cần trục tháp tốt hay không, có vấn đề gì trục trặc, vướng
mắc phải sử lý ngay.
-
Kiểm tra phanh trước khi làm
việc, phanh dùng để hãm mỗi chuyển động của trục tháp, phanh dừng khẩn cấp phải
đảm bảo giá trị gia tốc phanh tương thích với các thông số thiết kế cho chế độ
cơ cấu đầy tải. Phanh của các cơ cấu di chuyển và cơ cấu quay phải có khả năng
hãm chuyển động của cơ cấu cần trục trong trường hợp tải trọng bất lợi nhất.
-
Kiểm tra cáp, Puli theo các tiêu
chuẩn hiện hành. Nếu chúng mòn hay nứt quá mức theo quy định cần báo cáo đến
người quản lý và có biện pháp thay thế kịp thời.
-
Phối hợp với người xi nhan kiểm
tra bằng mắt các loại cáp, cáp móc hàng, cáp tải, cáp xe con, đầu bò ổn định
của cáp nằm trong tang cáp tải chính.
-
Kiểm tra bằng mắt các kết cấu
thép (thân, cần, bệ quay, hệ thống tời, và các chi tiết khác …).
-
Kiểm tra đối trọng, tín hiệu còi, đèn báo không.
-
Kiểm tra toàn bộ các công tắc hành
trình và chỉ cho phép hoạt động khi mọi thứ kiểm tra đều đạt yêu cầu.
-
Những vị trí thường xuyên nâng
hạ, di chuyển vật tư phải lắp đặt biển báo, lan can hay dây cảnh báo tại khu
vực đó. Đồng thời phải có người giám sát tại khu vực này cho đến hết ca làm
việc.
b.
Yêu cầu trong khi làm việc nhằm đảm bảo vận hành an toàn thiết bị cẩu
tháp trong và ngoài phạm vi công trường.
-
Người vận hành và người xi nhan phải tuyệt đối tuân
thủ qui định vận hành cẩu tháp.
-
Người vận hành không được sử dụng một lúc 2 thao tác.
-
Nâng hạ hàng phải nhẹ nhành, phải
để vật tư hàng hóa ổn định trước khi nâng hạ, không để hàng giật hoặc lắc.
-
Tuyệt đối cấm chuyển nhanh thao
tác từ nâng hàng sang hạ hàng hoặc ngược lại và tương tự với xe con.
-
Phải thường xuyên theo dõi độ ổn
định của cáp trong tang tải chính trong quá trình nâng hạ tải. Khi nâng hạ hàng
phải hiệu chỉnh cáp theo phương thẳng đứng, không nâng hạ hàng khi cáp bị xoắn.
-
Phải ngừng lập tức ngay khí có bất kỳ một sự cố gì.
-
Trước khi di chuyển nâng hạ hàng phải có tín hiệu
còi cảnh báo.
-
Tuyệt đối không nâng hàng hóa,
vật tư vượt quá tải trọng cho phép tương ứng với tầm với của cần trục tháp.
-
Không được phép móc cẩu lên gần xe con với khoảng
cách còn lại bé hơn <2,8m
-
Khi đưa hàng vào vị trí không thể
quan sát được phải tuyệt đối tuân thủ tín hiệu của người xi nhan và báo động
bằng tín hiệu còi liên tục.
-
Khi nâng tải đến gần mức tối đa
phải để hàng treo cao 1m, giữ yên xem phanh có hoạt động tốt hay không mới được
nâng hạ tải.
-
Trong trường hợp có thợ thực tập, phải luôn quan
sát, theo dõi họ.
-
Trong trường hợp xảy ra tai nạn,
sự cố phải dừng máy, giữ nguyên hiện trạng. Trường hợp hàng đang treo hoặc có
thể gây nguy hiểm phải rào chắn cảnh báo. Nếu
trường hợp giữ nguyên hiện trạng mà có nguy cơ dẫn tiếp đến tai nạn khác
phải thông báo với người phụ trách về an toàn mới được di chuyển, tháo bỏ.
-
Khi leo lên vị trí làm việc trên
cabin phải leo đúng thang trong lòng thân cẩu tháp, tuyệt đối không leo phía
bên ngoài thân và không mang theo vật, dụng cụ, vật tư bằng tay, có thì phải
đựng vào túi xách.
-
Chú ý đèn báo không phải sáng vào ban đêm, cả khi
cẩu không hoạt động.
-
Không làm việc, nâng hạ tải tại
các vị trí thiếu ánh sáng hoặc trong điều kiện sương mù dày đặc, tầm nhìn hạn
chế.
-
Phải dừng làm việc lập tức khi có
gió bão lớn hơn cấp 5, tương đương với tốc độ gió lớn >10m/s hay 38km/h
-
Khi có hỏa hoạn phải nhanh chóng
tắt máy bằng công tắc sự cố. Báo cho người xi nhan bên dưới và rời khỏi cabin.
-
Khi cho cần trục tháp làm việc
trong vùng bảo vệ của đường dây tải điện phải bố trí người giám sát và đảm bảo
khoảng cách tối thiểu từ thiết bị nâng đến dây >1m.
-
Tuyệt đối cấm nâng hạ hàng hóa,
vật tư thiết bị vượt quá phạm vi công trường và thoát khỏi vành đai an toàn
(hình vẽ dưới). Trong trường hợp bất khả kháng buộc phải cẩu hàng ra các vị trí
nói trên thì bộ phận an toàn công trường, người ra tín hiệu xi nhan cẩu tháp
cần kết hợp nhuần nhuyễn quan sát và lập các biện pháp an toàn như ngăn đường
giao thông, thực hiện di dời tạm người, phương tiện trong vùng nguy hiểm, tổ
chức rào chắn, gắn biển báo, làm hệ thống lưới chắn dưới vùng được xác
định nguy hiểm vật rơi.
Minh họa: Lưới chắn hứng vật rơi, biển cảnh báo
dưới vùng nguy hiểm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét